Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Phòng rối loạn tuần hoàn não

Máu thực hiện các chức năng rất quan trọng đối với cơ thể như hô hấp (chuyên chở khí oxy và CO2 giữa phế nang và các tế bào), dinh dưỡng (mang dưỡng chất từ ruột non đến tế bào, đặc biệt là tế bào não), đào thải (đưa chất cặn bã đến thận, ruột… để bài tiết), điều hòa hoạt động các cơ quan nhất là cơ quan thần kinh trung ương. Thần kinh trung ương có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của cơ thể, nhiệt độ cơ thể, bảo vệ cơ thể (chứa các loại bạch cầu, kháng thể, tiêu diệt mầm bệnh). Máu lưu thông tốt là điều kiện cần thiết để các cơ quan được nuôi dưỡng và hoạt động tốt, nhất là não bộ. Rối loạn tuần hoàn não là gì? Não là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, mặc dù khối lượng chỉ bằng vài phần trăm trọng lượng cơ thể nhưng nhận được hơn 20% lượng máu nuôi dưỡng cơ thể. Ngưng tuần hoàn não khoảng 6 - 7 giây sẽ ngất, ngừng 5 phút các tế bào não sẽ chết. Rối loạn tuần hoàn não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não hay thiếu máu não nhất thời (thoáng qua) xảy ra đột ngột do máu tới nuôi

Mất ngủ khi về già

Các nguyên nhân gây bệnh Có nhiều nguyên nhân trong đó phải nói tới sự thay đổi về thể chất, tinh thần cũng như bệnh tật. Nguyên nhân do sự thay đổi sinh lý: Ở người cao tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên đã làm giảm hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nhịp sinh học (thức-ngủ) của cơ thể và làm giảm đi sự thích nghi của người già với những thay đổi tác động vào cơ thể con người; làm giảm khả năng duy trì những hoạt động bình thường trước những thay đổi của môi trường, gây rối loạn hoạt động của cơ thể, trong đó có giấc ngủ. Nguyên nhân do bệnh lý: Chứng ngừng thở khi ngủ và chứng rối loạn vận động có chu kỳ khi ngủ tăng lên khi tuổi càng cao. Người già cũng hay bị đau, đặc biệt là đau cơ khớp và thường đau nhiều hơn khi gần về sáng. Các chức năng thận bị suy giảm cũng khiến người già hay đi tiểu đêm, những bệnh lý thần kinh (bệnh Parkinson, Alzheimer), các bệnh lý tâm thần (bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu), sang chấn tâm lý (mất đi người bạn đời, bạn thân, nghỉ hưu, sự cô đơn...). Ảnh

Thiếu vitamin cũng gây đau đầu

Tôi 32 tuổi, bị đau nửa đầu Migraine và bác sĩ cho dùng thuốc điều trị, nhưng chỉ đỡ được một thời gian. Gần đây tôi được chỉ định bổ sung hai loại vitamin D và vitamin nhóm B thì thấy bệnh đỡ hẳn. Xin quý báo giúp tôi hiểu vì sao hai loại vitamin này lại có tác dụng với bệnh đau đầu? Tôi xin cảm ơn! Hoàng Thị Mùi (Yên Bái) Đối với người bị đau nửa đầu (Migraine) sẽ có các triệu chứng như: cơn đau dữ dội, có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, thường xảy ra như một hiện tượng thoáng qua và có sự thay đổi thị giác, nhìn hình ảnh loạng choạng, cảm giác nhìn bị lóa lên, có đốm hoặc vệt lập lòe, đặc biệt khu trú một bên đầu. Hiện tượng này có thể kèm theo nôn, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi... Mặc dù lý do chính gây nên đau nửa đầu chưa được xác định và mỗi người một khác, nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một số người đau nửa đầu có nguyên nhân thông thường là do thiếu hụt dưỡng chất, trong đó có sự thiếu hụt vitamin nhóm B và vitamin D. Cho đến nay, các nhà khoa học cũng

Loại thuốc mới điều trị tiệt căn sốt rét

Một loại thuốc là tafenoquine đã được các nhà khoa học nghiên cứu thành công và sẽ ứng dụng rộng rãi thay thế khi có kháng thuốc. Theo phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế, để điều trị sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium vivax ở bệnh nhân từ 3 tuổi trở lên được chỉ định dùng thuốc chloroquine uống trong 3 ngày để cắt cơn sốt và ký sinh trùng kết hợp với thuốc primaquine 0,25mg base/kg cân nặng mỗi ngày, uống trong 14 ngày để chống tái phát xa và tiệt căn ký sinh trùng ký sinh với thể ngủ ở trong gan; lưu ý viên thuốc primaquine phosphate hàm lượng 13,2mg có chứa 7,5ng primaquine base. Tafenoquine có tác dụng điều trị sốt rét kéo dài chỉ với 1 liều duy nhất. Tafenoquine cũng là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc sốt rét 8-aminoquinoline như primaquine nên có tiềm năng điều trị diệt thể ngủ của ký sinh trùng ký sinh tại gan để chống tái phát xa do Plasmodium vivax gây nên; đồng thời chúng cũng có khả năng tiệt căn cả Plasmodium ovale vì cả hai loại ký sinh trùng sốt rét này đều có thể ngủ ký

Cách giúp bệnh nhân ung thư sống khỏe sau xạ trị

Xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Thực chất, xạ trị là sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Đây là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Theo ước tính, có khoảng 50-60% bệnh nhân ung thư phải sử dụng phương pháp xạ trị. Xạ trị - cách điều trị bệnh ung thư hiệu quả Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, hiện nay có 3 phương pháp điều trị ung thư chính là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong đó xạ trị ung thư có thể dùng như một biện pháp đơn lẻ hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác, tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh hay thể trạng của mỗi bệnh nhân, để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp nào, cách thức, liều lượng ra sao cần phải có một bác sĩ chuyên ngành ung thư khám, chẩn đoán và điều trị. Gần

Đối phó với chứng viêm họng, viêm thanh quản ngày hè

Những biểu hiện khi thanh quản và họng bị viêm Có thể khàn tiếng xuất hiện đột ngột ngay sau khi ăn thực phẩm lạnh, tắm nước lạnh, hứng một luồng khí lạnh của điều hòa vào vùng đầu mặt cổ hoặc sau một đợt viêm mũi họng có chảy dịch mũi sau xuống cổ; Khàn tiếng có thể kèm ho, đau họng, khó thở thanh quản (khó thở thì thở vào, khó thở chậm và có tiếng rít thì thở vào); Nói đau tức vùng giữa cổ và nói chóng mệt. Người bệnh có cảm giác ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người (viêm họng do virut). Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt, môi khô, lưỡi bẩn (viêm họng do vi khuẩn). Cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai, ho khan trong giai đoạn đầu sau đó ho có đờm. Viêm thanh quản cấp qua nội soi. Nguồn cơn gây bệnh Sự thay đổi nhiệt độ vùng họng, thanh quản: Mùa nóng, sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường và cơ thể làm xuất hiện hiện tượng ra mồ hôi, trong thành phần mồ hôi bên cạnh nước, còn có muối và các

Thuốc nào trị giun kim?

Có lần em lấy đèn pin soi thì thấy có giun kim bò ra. Xin bác sĩ cho biết cần dùng thuốc gì để diệt loại giun này? Trần Hoàng Lan (Ninh Bình) Theo như bạn mô tả trong thư thì rất có thể cháu đã bị nhiễm giun kim vì khi nhiễm loại giun này, trẻ thường có biểu hiện chán ăn, ăn không tiêu, đôi lúc có buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ, khó ngủ, dễ khóc đêm, bứt rứt, khó chịu. Có thể thấy giun ở hậu môn là giun cái bò ra để đẻ trứng. Nhiễm giun kim rất thường gặp ở trẻ em do ăn thức ăn chưa nấu chín, thường xuyên nghịch đất cát, không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn... Hiện nay, việc điều trị giun kim ở trẻ em có thể sử dụng một số loại thuốc như albendazol, mebendazol, và pyrantel pamoat. Albendazol là thuốc trị giun sán phổ rộng, có thể đạt tỷ lệ khỏi 100% khi dùng liều duy nhất 400mg cho người lớn và trẻ trên hai tuổi. Phản ứng không mong muốn sau dùng thuốc có thể gặp là đau bụng và tiêu chảy nhưng hiếm khi xảy ra. Mebendazol liều duy nhất 100mg cũng có hiệu quả cao, tuy nhiên cần nhai